Các hãng nội thất châu Âu ‘đau đầu’ ứng phó khủng hoảng chuỗi cung ứng

Các hãng nội thất châu Âu ‘đau đầu’ ứng phó khủng hoảng chuỗi cung ứng

Chi phí vận chuyển bằng đường biển đắt đỏ do tác động của các vấn đề trong chuỗi cung ứng khiến các hãng nội thất châu Âu phải tăng giá bán sản phẩm, một động thái có thể làm giảm nhu cầu của khách hàng. Một số hãng tìm cách chuyển bớt hoạt động sản xuất từ châu Á về gần quê nhà nhưng điều này không thể diễn ra nhanh được.

Cuối năm ngoái, Ikea đã tăng giá bán sản phẩm trung bình 9% trên toàn cầu để chuyển bớt chi phí vận tải biển tăng thêm sang khách hàng. Ảnh: Reuters

Chi phí vận chuyển đường biển tăng đến 1.200%

Với đặc tính cồng kềnh và nặng, các sản phẩm nội thất trở thành một trong nhóm ngành hàng chịu tổn thương lớn nhất trong cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng và vận chuyển biển toàn cầu vì chi phí vận chuyển một chiếc ghế sofa hoặc một chiếc bàn cao hơn nhiều so với một chiếc iPhone hoặc một đôi giày thể thao. Trong một số trường hợp, chi phí vận chuyển ghế sofa và các sản phẩm bàn ghế khác bằng đường biển từ châu Á sang châu Âu tăng tới 1.200% kể từ khi bắt đầu đại dịch, buộc các nhà bán lẻ đồ nội thất ở châu Âu phải tăng giá bán.

“Nếu bạn nghĩ về kích thước của một chiếc iPhone và tính có bao nhiêu chiếc có thể chứa trong một container, rồi bạn nghĩ về kích thước của những sản phẩm nội thất, thì bạn sẽ thấy chi phí vận chuyển mỗi sản phẩm thực sự tăng rất mạnh,” Steve Carson, Giám đốc điều hành của hãng bán lẻ nội thất ScS (Anh), nói.

Công ty của Carson đã trả 20.000 đô la Mỹ cho mỗi container để vận chuyển ghế sofa từ châu Á đến Anh trong thời kỳ đại dịch, so với so với mức 1.500 đô la trước đại dịch.

Điều đó có nghĩa là phần lớn các hãng bán lẻ nội thất châu Âu phải đối mặt với lựa chọn không thể tránh khỏi: gánh chịu thêm chi phí, chấp nhận hy sinh bớt biên lợi nhuận hoặc tăng giá bán, một động thái có thể làm suy yếu nhu cầu đối với sản phẩm của họ.

Cho đến nay, dữ liệu cho thấy điều thứ hai đang xảy ra, với giá bán đồ nội thất gia đình ở Anh tăng 12,5% vào tháng 12 năm ngoái, theo Văn phòng Thống kê quốc gia Anh.

Mindaugas Morkunas, Giám đốc bộ phận bán hàng ở Đông Âu và Cộng đồng các quốc gia độc lập (các nước thành viên của Liên Xô cũ) của Tập đoàn hóa chất Henkel (Đức) chuyên cung cấp chất kết dính cho các nhà sản xuất nội thất, lo ngại ngành công nghiệp nội thất toàn cầu trị giá hơn 500 tỉ bảng Anh mỗi năm, đang chuẩn bị đạt đỉnh khi động thái tăng giá bán của các hãng nội thất lớn như Ikea (Thụy Điển) trở thành mối đe dọa tiềm tàng đối với nhu cầu của khách hàng.

Cuối năm ngoái, Ikea đã tăng giá bán sản phẩm trung bình 9% trên toàn cầu khi họ chuyển một số chi phí vận chuyển tăng thêm sang người tiêu dùng.

Morkunas cảnh báo việc tăng giá bán có thể dẫn đến đầu tư ít hơn và gây ra thiệt hại tài chính và nguy cơ phá sản ở nhà sản xuất nhỏ hơn.

Vấn đề chính đối với các hãng bán lẻ châu Âu là sự phụ thuộc của họ vào Trung Quốc, nơi sản xuất mọi thứ từ ghế sofa giá rẻ, bàn ghế sân vườn cho đến các sản phẩm nội thất làm từ ván ép. Tại Anh, nhập khẩu đồ nội thất từ ​​Trung Quốc đã tăng từ 50 triệu đô la năm 1993 lên 4,3 tỉ đô la vào năm 2020, theo dữ liệu thương mại của Liên Hợp Quốc.

Chuyển bớt hoạt động sản xuất về gần quê nhà

Chi phí vận chuyển đắt đỏ đã khiến một số nhà bán lẻ nội thất ở châu Âu chuyển bớt hoạt động sản xuất của họ về nước của họ (reshoring) hoặc những nơi gần nước của họ (nearshoring).

Hãng bán lẻ nội thất chuyên về ghế sofa, thảm và ván lót sàn ScS, có trụ sở tại TP. Sunderland, Anh đã tăng sản lượng sản xuất trong nước từ 50% lên hơn 60% trong năm qua.

Carson nói: “Chúng tôi đã sản xuất trong nước nhiều hơn vì các vấn đề về chuỗi cung ứng làm tăng chi phí và vì thời gian giao hàng kéo dài. Chúng tôi chắc chắn sẽ tiếp tục xem xét những sản phẩm mà chúng tôi có thể chuyển về sản xuất gần quê nhà hơn ở Anh hoặc các nước khác ở châu Âu.”

Hãng bán lẻ nội thất DFS, sản xuất 40% ghế sofa ở Anh, cũng đang tăng cường tự động hóa ở các nhà máy trong nước để bảo đảm chất lượng cao hơn cũng như khả năng kiểm soát tốt hơn đối với chuỗi cung ứng và thời gian giao hàng ngắn hơn.

Các nhà bán lẻ nội thất khác ở châu Âu, bị ảnh hưởng bởi thời gian giao hàng từ châu Á kéo dài, cũng đã chuyển bớt hoạt động sản xuất về những nơi gần quê nhà hơn Ba Lan, Lithuania và Latvia, những nước có chi phí lao động thấp và khả năng tiếp cận nguồn nguyên liệu thô dồi dào như gỗ.

Aidan Conaty, người sáng lập Công ty Goodada, chuyên cung cấp dịch vụ gia công đồ nội thất trên toàn cầu, cho biết: “Nếu bạn đang tìm cách đưa hoạt động sản xuất nội thất về gần quê nhà, thì bạn nên xem xét các nước có nhiều rừng”.

Ikea, nhà bán lẻ đồ nội thất lớn nhất thế giới, đặt gia công nhiều sản phẩm từ Ba Lan, nơi 1/5 sản phẩm của hãng được sản xuất, và các nước lân cận khác.

Dù vậy, để bảo đảm hàng luôn có sẵn để bán, Ikea buộc phải nhập khẩu một số sản phẩm từ Trung Quốc bằng tàu hỏa và các chuyến tàu container thuê bao nguyên chiếc.

Jysk, chuỗi bán lẻ nội thất ủa Đan Mạch, sử dụng các trung tâm phân phối lớn nằm gần các khách hàng châu Âu để dự trữ hàng, dù vẫn duy trì sản xuất nửa sản lượng ở Trung Quốc.

Peter Andsager, Phó Chủ tịch điều hành phụ trách bộ phận mua hàng của Jysk, nói: “Mô hình kinh doanh của chúng tôi ứng phó tốt hơn trong một thị trường đầy biến động nhờ các trung tâm phân phối lớn của chúng tôi”.

Công ty thiết kế và bán lẻ nội thất trực tuyến, Made.com (Anh), bị ảnh hưởng bởi đợt đóng cửa nhà máy ở Việt Nam hồi mùa hè năm ngoái do lệnh giãn cách xã hội để kiểm soát dịch bệnh Covid-19, cũng sử dụng các nhà kho trong nước để giải quyết vấn đề đơn hàng giao quá lâu.

Công ty này, vốn sản xuất 75% sản phẩm bên ngoài châu Âu, đang dự trữ thêm ghế sofa trước khi có đơn đặt hàng để xử lý giao hàng trong vòng 4 tuần, thay vì 6-7 tuần trước khi đại dịch xảy ra.

Việc tận dụng lợi thế của các nhà kho cũng có ý nghĩa vì tình trạng thiếu công nhân lành nghề trong các lĩnh vực như bọc ghế ở các nước châu Âu bao gồm Anh có thể làm cản trở nỗ lực chuyển hoạt động về gần quê nhà.

Jonathan Hindle, Chủ tịch Hiệp hội sản xuất nội thất Anh, ước tính có khoảng 50.000 việc làm trong ngành nội thất tại Anh cần lấp đầy.

Ông cho biết các sức ép khác bao gồm sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, có thể dẫn đến các vấn đề về nguồn cung. Ông nói: “Chúng ta đang ở trong một môi trường lạm phát cao, với sự tăng giá trên diện rộng ở một loạt nguyên liệu như thép, gỗ, vải, ván ép và mút xốp”.

Tuy nhiên, đối với các hãng nội thất châu Âu, xu hướng đưa hoạt động sản xuất về gần quê nhà để giảm phụ thuộc vào nguồn cung từ Trung Quốc vẫn còn một chặng đường dài phía trước, theo nhận định của Trung tâm Nghiên cứu công nghiệp, một tổ chức tư vấn có trụ sở ở Milan (Ý). Năm ngoái, doanh số xuất khẩu đồ nội thất của Trung Quốc tăng đến 30%.

Chánh Tài

TBKTSG

Note: This article have been indexed to our site. We do not claim legitimacy, ownership or copyright of any of the content above. To see the article at original source Click Here

Related Posts
Shop 1-in-5 Relaunches Small Business Directory to Feature Values-Based Businesses thumbnail

Shop 1-in-5 Relaunches Small Business Directory to Feature Values-Based Businesses

Shop 1-in-5, a movement to support small businesses to potential and essential growth, has relaunched its online small business shopping directory with value-based customizations.The relaunch comes with just 100 shopping days left before Christmas. The relaunch of the online shopping directory was announced by the founders of Shop 1-in-5, alongside Jacqueline Snyder and Minna Khounlo-Sithep,…
Read More
FinMin to create platforms to fast-track fraud cases thumbnail

FinMin to create platforms to fast-track fraud cases

Finance Ministry's Department of Financial Services (DFS) in a meeting with RBI, MHA and other stakeholders agreed to create platform for regular discussion between bankers and CBI to expedite investigation in bank fraud-related cases. "Requests made by CBI are examined by bankers and honest decisions remain protected. It was also agreed that platforms will be
Read More
The Women Behind Frank Architecture Design Buildings From the Inside Out thumbnail

The Women Behind Frank Architecture Design Buildings From the Inside Out

Fifteen years ago, Kate Allen, Kristen Lien and Kelly Morrison met as master’s students at the University of Calgary’s School of Archi­tecture, Planning and Landscape, and they quickly recognized that they shared a creative approach. “We felt that the interior architecture of a building was just as important as the exterior and form,” Lien says.
Read More
Michael Saylor Praises Bitcoin’s Scarcity, Says Gold Is A Commodity thumbnail

Michael Saylor Praises Bitcoin’s Scarcity, Says Gold Is A Commodity

CEO of MicroStrategy Michael Saylor remains one of the most vocal supporters of bitcoin. Countless times in the past, Saylor has always lauded the benefits of the digital asset, which he says is the best investment. His convictions are shared by his firm which remains the publicly traded company with the largest bitcoin holdings in…
Read More
Index Of News
Total
0
Share