Thiết lập hàng loạt cột mốc đáng nể trong làng tennis
Kể từ năm 2009, Roger Federer luôn dẫn trước hai kỳ phùng địch thủ của mình trong cuộc đua tay vợt nam giành nhiều danh hiệu Grand Slam nhất. Với 9 chức vô địch Úc Mở rộng, kết hợp với lợi thế tuổi tác cùng cơ thể ít khi gặp chấn thương, Novak Djokovic được xem là người tiềm năng nhất để kế tục ngôi vị này.
Thế nhưng rốt cuộc, Rafael Nadal mới là người đầu tiên đạt được cột mốc 21 danh hiệu Grand Slam. Nhờ chức vô địch Úc Mở rộng 2022, anh đã phá vỡ thế cân bằng giữa của “Big 3”.
Danh hiệu Grand Slam thứ 21 này đã giúp Nadal thu hẹp khoảng cách với Margaret Court – tay vợt giữ nhiều danh hiệu Grand Slam nhất trong lịch sử. Anh cũng chỉ đứng sau Serena Williams (23 danh hiệu) và Steffi Graf (22 danh hiệu).
Thành tích lần này là sự trả thù đầy ngọt ngào của Rafael Nadal, sau 4 lần lỡ mất chiến thắng tại sân Melbourne Park.
Trận đấu với Daniil Medvedev tại giải Úc Mở rộng năm nay đánh dấu lần thứ 29 tay vợt người Tây Ban Nha xuất hiện trong một trận chung kết Grand Slam. Tỷ lệ thắng của anh là 21-8, trong khi tỷ lệ thắng của Federer và Djokovic chỉ là 20-11 sau 31 trận chung kết Grand Slam.
Không có tay vợt nào khác ngoài bộ ba trên đạt được cột mốc 20 trận chung kết Grand Slam trong Kỷ nguyên Mở.
Đây cũng là lần thứ 6 Nadal góp mặt tại chung kết Úc Mở rộng, chỉ sau Novak Djokovic (9 lần), Roger Federer, John Bromwich, Jack Crawford và Roy Emerson (7 lần).
Chức vô địch lần thứ 2 tại giải Úc Mở rộng giúp Rafael Nadal san bằng thành tích với Novak Djokovic. Tay vợt Serbia là người đầu tiên trong “Big 3” giành cả 4 danh hiệu Grand Slam tới 2 lần trong sự nghiệp, sau chiến thắng tại giải Pháp Mở rộng vào năm ngoái.
Federer vẫn thiếu chức vô địch Pháp Mở rộng lần thứ 2 trong sự nghiệp, và anh khó có thể đạt được danh hiệu này khi đã bỏ lỡ nó tới 4 lần chỉ trong 6 năm qua. Giờ đây, Rafael Nadal đã chính thức vượt qua “tàu tốc hành Thụy Sĩ”.
Ngoài ra, Nadal là tay vợt lớn tuổi thứ 4 từng vào đến chung kết giải Úc Mở rộng trong Kỷ nguyên Mở. Anh cũng là tay vợt trên 35 tuổi thứ 5 xuất hiện trong chung kết một giải Grand Slam thuộc Kỷ nguyên Mở.
Chiến thắng vào ngày 30/1 vừa qua cũng đánh dấu trận chung kết Grand Slam thứ 9 kể từ khi Nadal bước sang tuổi 30. Anh chỉ chịu thua mỗi thành tích của Djokovic (10 lần).
Kiếm tiền “khủng” chỉ từ thi đấu và quảng cáo
Với danh hiệu Grand Slam thứ 21 này, Rafael Nadal sẽ “bỏ túi” khoản thưởng lên tới 2 triệu USD (45,3 tỷ VNĐ). Đây là số tiền cao nhất mà một nhà vô địch Úc Mở rộng nhận được trong lịch sử.
Với số tiền này, tay vợt người Tây Ban Nha có thể tậu tới 4 chiếc Lamborghini Aventador Ultimae 2022 – dòng xe Aventador cuối cùng được sản xuất có giá hơn nửa triệu USD. Con số trên cũng đủ để Rafael Nadal mua gần 3 chiếc Richard Mille RM 27-03 – siêu phẩm đồng hồ gắn liền với tên tuổi mình.
Tổng số tiền thưởng dành cho các VĐV đã tăng hơn 4,9% so với 2021, do giải đấu năm ngoái bị ảnh hưởng bởi làn sóng dịch Covid-19. Với 52,5 triệu USD, đây là quỹ tiền thường cao nhất trong lịch sử các giải Grand Slam.
Trước đó, tổng số tiền thưởng trong sự nghiệp của Nadal là 125 triệu USD. Giờ đây, anh đã thu hẹp khoảng cách với người đứng thứ hai là Federer (130 triệu USD), nhưng vẫn bị bỏ xa bởi Djokovic (154 triệu USD).
Theo ước tính của Forbes, Rafael Nadal hiện đang sở hữu khối tài sản lên tới 200 triệu USD. Anh là tay vợt nam giàu thứ ba, chỉ sau các đồng nghiệp Djokovic (220 triệu USD) và Federer (450 triệu USD).
Giai đoạn 2017-2019 là khoảng thời gian “cá kiếm” nhất của “ông vua sân đất nện”, với tổng thu nhập từ tennis lên tới 34,3 triệu USD. Năm 2020, dù chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Nadal vẫn thu về tới 1,3 triệu USD từ việc thi đấu.
Không chỉ gieo rắc nỗi kinh hoàng trên sân đấu, Rafael Nadal còn ăn nên làm ra từ quảng cáo. Một điều thú vị là tay vợt này khá trung thành với các nhãn hàng mình đại diện.
Nadal đã trở thành đại sứ toàn cầu cho Kia – hãng xe lớn thứ hai Hàn Quốc – kể từ năm 2006. Anh cũng gắn bó với Nike từ năm 2010, thường xuyên sử dụng trang phục thi đấu của thương hiệu này.
Tay vợt người Tây Ban Nha còn bắt tay với hãng đồng hồ cao cấp Richard Mille cho ra đời siêu phẩm RM 27-03 trị giá 725.000 USD (17 tỷ VNĐ). Ngoài ra, anh còn hợp tác với nhiều thương hiệu nổi tiếng khác như Babolat, Tommy Hilfiger, Telefonica,…
Bên cạnh đó, Nadal còn đầu tư xây dựng một trung tâm thể thao tại quê nhà mang tên Rafa Nadal Sports Center. Đây là nơi đặt Học viện Tennis Rafael, với mục tiêu đào tạo những tay vợt trẻ tiềm năng trong tương lai. Anh cũng kiếm được không ít lợi nhuận từ việc kinh doanh này.
Học viện Rafa Nadal không chỉ cho phép các tay vợt tập luyện mà còn là địa điểm để khán giả đến xem các trận đấu quần vợt. Ảnh: @rafanadalacademy/Instagram
Giàu có là vậy nên chẳng có gì ngạc nhiên khi “ông vua sân đất nện” sở hữu BST siêu xe và biệt thự đắt đỏ.
Nadal đã tậu 2 chiếc Aston Martin DBS và Mercedes-Benz SL55 AMG, với giá mỗi chiếc xe lên đến hàng trăm nghìn USD. Anh cũng có 1 chiếc Ferrari 458 Italia trị giá 239.000 USD.
Về bất động sản, ngoài căn biệt thự gỗ rộng 7.000m2 ở Mallorca (Tây Ban Nha), Nadal còn tậu nhiều bất động sản đắt tiền ở Porto Cristo (Tây Ban Nha) và Cộng hòa Dominica. Anh cũng là chủ nhân của siêu du thuyền 80 Sunreef Power có chiều dài 24m,
(Tổng hợp)
Note: This article have been indexed to our site. We do not claim legitimacy, ownership or copyright of any of the content above. To see the article at original source Click Here